1. Tụ bypass
- Đặt sát chân nguồn IC, cực dương và cực âm của tụ nối mass phải ngắn nhất có thể.
- Đặt và đi dây sao cho đảm bảo dòng điện phải đi từ nguồn qua tụ rồi mới vào đến chân nguồn của IC.
2. Tín hiệu xung clock, thạch anh, ADC.
- Có 2 dây mass bảo vệ 2 bên (Guard rings), khoảng cách của dây mass đến dây tín hiệu là lớn hơn hoặc bằng 0,5mm.
- Dây hạn chế bị gấp khúc, càng ngắn và thẳng càng tốt.
- Trường hợp mạch nhiều lớp thì khoảng 20 - 30mm cần có 1 Via mass.
- Phía dưới bụng IC clock, thạch anh, RTC không được chạy dây qua ( bất kể là dây gì).
3. Mạch nguồn vào
- Các tụ lọc nguồn sắp xếp theo thứ tự dung lượng tụ, càng nhỏ càng gần IC nguồn.
- Cần cách ly bộ nguồn và mạch tín hiệu
4. Tín hiệu tốc độ cao (Encoder, RS232, RS485, RS422...)
- Càng ngắn càng tốt.
- Có 2 dây mass bảo vệ 2 bên, khoảng cách của dây mass đến dây tín hiệu là lớn hơn hoặc bằng 0,5mm.
- 2 dây tín hiệu đi song song với nhau và không có gì chen giữa 2 dây tín hiệu (trường hợp 2 dây tín hiệu vd Rs232, Rs422..).
- Tín hiệu tốc độ rất cao thì độ dài 2 dây tín hiệu phải bằng nhau.
5. Dây Reset
- Có 2 dây mass bảo vệ 2 bên (Guard rings), khoảng cách của dây mass đến dây tín hiệu là lớn hơn. hoặc bằng 0,5mm hoặc khoảng cách của dây Reset đến dây khác lớn hơn 2 lần độ lớn của đường dây.
6. Dây nguồn
- Tùy theo độ lớn của dòng điện mà ta sử dụng dây nguồn lớn cỡ nào, nhưng luôn lớn hơn dây tín hiệu ít nhất 2 lần nhằm tránh sụt áp và đảm bảo dòng ổn định cho mạch hoạt động.